Để giải quyết vấn đế, người ta (mà không biết cụ thể là ai ), đã nghĩ ra một giải pháp: thay vì in những lớp mực có độ dày mỏng khác nhau để tái tạo hình ảnh, người ta sẽ in tấm ảnh bằng những điểm nhỏ (gọi là điểm tram), những điểm này có kích thước thay đổi tùy thuộc vào mật độ (độ sáng tối) tương ứng trên ảnh gốc. Vì các điểm (hat này có kích thước nhỏ và nhờ sự tương tác qua lại giữa màu mực của các hạt và nền giấy trắng tạo cho mắt cảm giác mật độ trên hình ảnh in ra cũng thay đổi tương ứng như trên ảnh gốc
Kỹ thuật tram hóa theo nguyên tắc trên gọi là kỹ thuật tạo tram AM (Amptitude Modulation) - tạo tram theo sự biến thiên về biên độ, nghĩa là kích thước điểm tram trên từng vị trí trên phim hay trên tờ in sẽ biến thiên theo mật độ tại những điểm tương ứng trên bài mẫu.
Khi nói đến tram, ta lại gặp phải những khái niệm sau:
- Tần số tram (hay độ phân giải tram) thường tính bằng lpi (line per inch):
Giải thích một cách đơn giản thì tần số tram nghĩa là như thế này: nếu ta tram hóa một tấm ảnh 1inch x 1inch bằng cách chia tấm ảnh đó thành một lưới điểm mỗi chiều gồm 10 dòng (tức là tấm ảnh sẽ bị chia thành 10x10=100 điểm ảnh) thì ta có độ phân giải tram là 10lpi. Tuy nhiên độ phân giải 10lpi chẳng làm ăn gì được, hiện nay người ta thường sử dụng các độ phân giải 100, 133, 150, 175 lpi (còn tại sao lại là 175 mà không là 180 thì không rõ lắm )
- Góc xoay tram:
Khi tram hóa một hình ảnh thì các hạt tram sẽ có cấu trúc giống như một lưới điểm các hàng dọc và hàng ngang, góc xoay tram của một màu in là góc hợp bởi một hàng tram (dọc hay ngang gì cũng được) so với chiều thẳng đứng.
Do cấu trúc lưới như thế này nên khi in chồng các màu in lên nhau, sự tương tác giữa các điểm tram sẽ gây nên hiện tượng moire. Để tránh hiện tượng này, khi in chồng màu có tram, người ta sẽ xoay góc tram các màu in lệch nhau một góc... nào đó, thông thường các màu in sẽ có góc xoay tương ứng là: C 15, M 75, Y 90, B 45 (theo Pantone Color Guide).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét